Tác dụng của con rươi đối với sức khỏe ?

Thuộc họ Rươi Nereidae là một họ giun nhiều tơ (Polychaeta). Có khoảng 500 loài rươi, được chia thành 42 chi, chủ yếu là các loài sống ở biển và nước lợ. Tên gọi phổ biến của nó theo tiếng Việt là Rươi, hay theo dân gian thì người ta còn gọi nó là rồng đất.

Giá bán lẻ chỉ 490.000 đồng 1kg, giá sỉ tốt hơn.

Liên hệ: 0913982107 --- Website: ruoibac.com

1- Đặc điểm sinh học của con rươi


Rươi là một loại giun sinh sống dưới nước. Thùy trước miệng của Rươi có một cặp xúc tu được chia thành hai khối, một khối lớn một khối nhỏ. Các chi bên chẻ đôi đối xứng (chỉ riêng hai cặp chi đầu tiên là không chẻ). Phần quanh miệng cùng với phần đốt đầu tiên của cơ thể, thông thường có hai cặp lông gai và xúc tu. Đốt đầu tiên của cơ thể có 1 hoặc 2 cặp lông gai và xúc tu không có các chất kitin dạng hình kim. Riêng các nhánh mặt lưng của các chi bên là khác biệt, thông thường với những thùy bẹt hơn, nhánh mặt bụng hợp lại thành dạng hình liềm hoặc hình gai. Chúng có hai râu ở thùy trước miệng ( điều này không có ở chi Micronereis). Hầu rươi khi lộn ra ngoài nhìn thấy rõ gồm hai phần, với một cặp hàm khỏe trên phần ngoại biên và thường có các răng nón ở trên.
Tác dụng của con rươi đối với sức khỏe ?

Rươi trưởng thành dài từ 7 đến 10 cm, bề ngang khoảng 5- 0,6 cm, Thân mình dẹp với hơn 50 đốt có màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Rươi có phần trước to hơn phần sau trong khi các đốt thì ngắn hơn. Rươi sống dưới bùn đất trong lớp bùn đáy sông hoặc trong các ruộng nước. Môi trường sống thích hợp là nước lợ. Khi đến mùa sinh sản rươi chui ra khỏi hang, phần sau chứa các tế bào sinh dục tự tách khỏi phần trước cơ thể và trôi dạt lên mặt nước, phóng ra vô số trứng hoặc tinh trùng làm cho mặt nước bị đục trắng. Trứng với tinh trùng sẽ kết hợp với nhau thành một thế hệ mới. Trong khi đó phần trên của rươi vẫn tiếp tục sống và đào hang trú ẩn trong quá trình tái tạo lại cái đuôi. Mất khoảng 1 năm rươi mới hồi phục lại hình dạng cũ. Vào lúc đó phần sau của vô vàn con rươi tiếp tục đứt ra, trôi nổi trên mặt nước tử khoảng 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau để tiếp tục chu kỳ sinh sản hiện tượng này gọi là “hiện tượng Swarming”. Đó chính là tời điểm để bắt rươi vì chúng nổi lên nhiều vô kể nếu không vớt chúng sẽ lại chìm xuống sông.

2- Công dụng của con rươi

Ở nước ta rươi thường sống ở các vùng ven sông hoặc các cánh đồng ngập nước do nước sông tràn vào thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình. Rươi thích hợp ở nhiệt độ khá lạnh, khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch, cho nên khi vớt rươi đem bán người ta phải bảo quản rươi trong nước đá để tan.
Con rươi và công dụng của con rươi
Món canh riêu rươi
Rươi không có công dụng chữa bệnh. Nhưng trong con rươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất giàu đạm, và chứa nhiều loại muối khoáng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt và kẽm… Nên ăn rươi cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là đạm.
Từ lâu người dân đã dùng rươi để làm nguyên liệu chế biến những món dân dã đặc biệt thơm ngon mà giờ đây đã trở thành một món đặc sản quý hiếm. Có rất nhiều món ngon được chế biến từ rươi như chả rươi, rươi kho, mắm rươi, nem rươi, rươi xào củ niễng măng tươi hay củ cải, canh riêu rươi
Tuy nhiên những người có bệnh hen tránh ăn rươi vì trong rươi có chất có thể gây nên cơn hen cho người bệnh.